Các vấn đề đường tiêu hóa ở mèo không nguy hiểm, không khó chữa nhưng nó có ảnh hưởng lớn đến vấn đề vệ sinh và gây khó chịu cho mèo. Vậy nguyên nhân gây nên các vấn đề ấy là gì? Cách phòng và điều trị bệnh ra sao?
1. Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở mèo
Tình trạng rối loạn tiêu hóa ở mèo làm giảm tiêu hóa hoặc hấp thụ thức ăn, hoặc làm thay đổi sự đi qua đường tiêu hóa. Rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng đến dạ dày và ruột của mèo, dẫn đến đau hoặc các ảnh hưởng khác như mất nước, mất cân bằng pH, điện giải và suy dinh dưỡng.
Các triệu trứng rối loạn tiêu hóa ở mèo:
- Thay đổi khẩu vị cùng với nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón.
- Tăng hoặc giảm cảm giác khát.
- Lông xỉn màu hoặc không đẹp.
- Mèo giảm cân, gầy ốm
Rối loạn tiêu hóa ở mèo có thể là mãn tính hoặc cấp tính, trong đó vấn đề tiêu hóa cấp tính không đáng lo ngại, còn mèo bị bệnh tiêu hóa mãn tính cần được kiểm tra thú y để đánh giá nguyên nhân cơ bản và xác định phương pháp chữa trị thích hợp, và yêu cầu về dinh dưỡng cũng khắt khe hơn.
2. Mèo bị bệnh về đường tiêu hóa
Các bệnh về đường tiêu hóa ở mèo gồm có:
Mèo bị viêm dạ dày ruột cấp tính: Đường tiêu hóa bị viêm cấp tính do ăn thực phẩm ôi thiu hoặc hư hỏng, nuốt phải dị vật, ăn thực vật độc hại, ký sinh trùng bên trong, căng thẳng, dị ứng thực phẩm.
Mèo bị viêm đại tràng: Bệnh thường xuất hiện ở mèo dưới 5 tuổi, gây viêm ruột già dẫn đến việc đi đại tiện thường xuyên, đau đớn. Biểu hiện là phân có thể chứa chất nhầy và máu từ đại tràng. Nguyên nhân gây viêm đại tràng có thể là do khối u, thay đổi thực phẩm, dị ứng (bao gồm cả thực phẩm), nuốt dị vật.
Mèo bị tiêu chảy: Đây là bệnh do nhiễm trùng, ký sinh trùng bên trong, căng thẳng, thay đổi thức ăn cho mèo, đồ ăn thừa của người, hoặc từ đồ ăn nhẹ, ăn thực phẩm hư hỏng từ thùng rác và rối loạn chức năng cơ quan.
Mèo bị táo bón: Bệnh xảy ra do mèo bị mất nước, không đủ chất xơ, ăn phải nhiều lông không tiêu hóa được, lão hóa, khối u, bệnh tủy sống, rối loạn thần kinh ruột lớn, rối loạn chuyển hóa hoặc nội tiết và suy nhược, và thiếu tập thể dục. Những còn mèo béo phì thường hay mắc táo bón hơn.
Mèo bị viêm tụy: Mèo bị viêm hoặc nhiễm trùng tuyến tụy (một tuyến thon dài nằm phía sau dạ dày) do giảm lưu lượng máu (do mất nước, hoặc ảnh hưởng các bệnh khác) nhiễm trùng, bệnh hoặc chấn thương.
Hội chứng ruột kích thích: Thường gây ra viêm mãn tính và khó chịu ở ruột mèo, nhưng không liên quan trực tiếp đến bệnh đường tiêu hóa. Nguyên nhân có thể do không dung nạp thức ăn và khả năng thức ăn không thể đi qua đường tiêu hóa, gây tắc nghẽn. Bên cạnh đó, tình trạng căng thẳng, stress cũng có thể khiến mèo bị hội chứng này.
Mèo bị suy tụy ngoại tiết: Biểu hiện đặc trưng là giảm cân, tăng thèm ăn và có phân mềm, nguyên nhân chủ yếu là do viêm tụy mãn tính.
Mèo bị viêm ruột non: Bệnh viêm ruột non làm suy yếu khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng dẫn đến tiêu chảy kéo dài, giảm cân và mất cảm giác ngon miệng ở mèo và chán ăn.
3. Cách chữa bệnh đường tiêu hóa ở mèo
Nếu bạn phát hiện mèo bị các bệnh về đường tiêu hóa như nôn mửa, tiêu chảy và táo bón kéo dài hơn một vài ngày hoặc thấy các triệu chứng tăng cường, thì bạn cần đưa mèo đến bác sĩ thú y. Điều này là rất quan trọng để tránh gặp các vấn đề mất nước, nhiễm trùng và các biến chứng gan hoặc thận.
Bác sĩ thú y thường sẽ dùng thuốc điều trị giảm triệu chứng, và truyền dịch để điều trị và ngăn ngừa mất nước.
Nếu mèo bị bệnh đường tiêu hóa, việc ăn uống của chúng sẽ phải thay đổi. Bạn cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ thú y về:
- Cần tránh những thực phẩm gì?
- Nên cho ăn loại thức ăn được đề nghị trong bao lâu?
- Khi thực hiện như trên, bao lâu thì mèo có thể khỏi bệnh?
Cách chữa một số bệnh đường tiêu hóa phổ biến ở mèo
1. Bệnh tiêu chảy ở mèo
Là những bệnh thường gặp ở mèo, ở giai đoạn mới bệnh thì cách chữa trị rất đơn giản. Vì thế hãy quan sát những chú mèo để phát hiện bệnh sớm nhất nhé!
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi mèo bị tiêu chảy là phân mèo nhão và ướt, phân có thể kèm máu, có mùi hôi tanh, đặc biệt là phần lông quanh hậu môn của mèo bị bết dính lại.
Nếu mèo đi vệ sinh phân mềm nhưng vẫn vui vẻ, ăn uống như bình thường, bạn cần theo dõi dấu hiệu chất thải tiếp theo như thế nào trước khi thực hiện bất kỳ quyết định nào.
Dấu hiệu mèo bị bệnh tiêu chảy nặng:
- Mèo chán ăn, bỏ ăn, nôn nhiều
- Đau đớn
- Thiếu năng động, giảm hoạt động
- Có máu trong phân (đen, hoặc máu đỏ)
- Mèo có tình trạng sức khỏe kém sẵn (còn quá bé, quá già, vừa bị ốm)
Cách tự chữa mèo bị tiêu chảy tại nhà:
- Cân bằng chế độ ăn giữa chất đạm và chất xơ: Nên phân bố khẩu phần ăn hợp lý giữa chất đạm và chất xơ, ít chất béo trong bữa ăn giúp hệ tiêu hoá của mèo tốt hơn.
- Cho mèo uống đầy đủ nước: Khi bị tiêu chảy tình trạng mất nước dẫn đến mất sức rất dễ xảy ra ở mèo. Bạn nên cho mèo uống nước thường xuyên để tránh tình trạng xấu hơn.
- Thử làm chậm tiêu chảy ở mèo với Metronidazole, Prednisolone hoặc Tylosin.
- Cho mèo ăn thêm men vi sinh trộn với thức ăn như Men hỗ trợ tiêu hóa Biotic cho chó mèo, Men tiêu hóa cho chó mèo Vemedim Probisol...
- Sổ giun thường xuyên 6 tháng 1 lần cho mèo: Mèo bị tiêu chảy có thể do lượng giun phát triển quá nhiều, vì thế 6 tháng bạn nên tẩy giun 1 lần.
- Bổ sung vitamin C: Khi mèo bị nôn và tiêu chảy có thể nguyên nhân là mèo đang bị strtess, bạn có thể cho mèo uống vitamin C đều giảm tình trạng stress ở mèo.
- Đưa mèo đi khám thú y: Nếu mèo có những triệu chứng nặng phân chuyển sang màu đen và dính (giống như hắc ín), thì có nghĩa là máu ở đường tiêu hóa xuất phát từ dạy dày và có thể lở loét. Bạn nên mang các bé đi bác sĩ thú y để được xét nghiệm và thăm khám hiệu quả nhất. Lưu ý nên mang theo dịch phân của mèo trong vòng 12 tiếng để các bác sĩ dễ dàng trong việc chuẩn đoán bệnh.
2. Mèo bị Táo bón:
Nếu quá 48 tiếng mà mèo không đi nặng thì đó có thể là dấu hiệu của táo bón. Bệnh này không gây nguy hiểm nhưng khiến mèo khó chịu.
Các dấu hiệu mèo bị táo bón:
- Mèo tỏ ra khó khăn và rặn đi vệ sinh.
- Phân nhỏ, cứng, hoặc khô.
- Phân chứa nhầy hoặc máu.
- Chán ăn.
Cách tự chữa táo bón cho mèo:
- Uống nhiều nước sẽ giúp mèo khỏi táo bón. Bạn có cách hầm nước cá, nước tôm hoặc nước luộc nghêu để giúp mèo thay đổi khẩu vị và bồi dưỡng cho mèo.
- Nếu bạn tự nấu ăn cho mèo, hãy cho thêm nước và nấu món ăn nhão hơn.
- Có thể bổ sung dầu ô liu để tăng khả năng bôi trơn đường tiêu hóa.
- Chuyển bữa ăn chính của mèo sang các loại thức ăn dạng hộp, pate cho mèo để vừa bổ sung nước vừa kích thích mèo ăn như Pate Ciao lon, Pate Gimcat,...
- Tỉa lông, cắt lông và chải lông thường xuyên để phòng tránh việc lông rụng nhiều lẫn vào thức ăn gây táo bón cho mèo. Có thể sử dụng thêm các sản phẩm tiêu búi lông cho mèo như: Viên nhai Pet Naturals Hairball, Beaphar gel trị búi lông cho mèo,...
- Chơi với mèo, tập thể dục cho mèo nhiều hơn. (Đọc thêm Cách chơi cùng mèo với đèn laser tại đây.)
3. Mèo bị Nôn mửa
Là một hiện tượng thường gặp ở mèo. Có rất nhiều nguyên nhân làm cho mèo nôn, có thể là sinh lý bình thường, bản năng, có thể là triệu chứng của nhiều bệnh.
Bạn nên chú ý đến nguyên nhân các trường hợp mèo bị nôn do nguyên nhân sau.
- Ngộ độc dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm
- Bệnh viêm ruột
- Nuốt phải dị vật lạ có chất độc hoặc hóa chất
- Nhiễm khuẩn hay ký sinh trùng đường tiêu hóa
- Thay đổi chế độ ăn đột ngột
Cách tự chữa và phòng tránh nôn mửa cho mèo:
- Ngưng cho mèo thức ăn và nước uống cho đến khi nôn mửa đã dừng lại trong hai giờ, sau đó, cung cấp nước cho chúng. Tiếp theo là một chế độ ăn uống lành mạnh dễ tiêu hóa.
- Sổ giun thường xuyên 6 tháng 1 lần cho mèo: Mèo bị nôn mửa có thể do lượng giun phát triển quá nhiều khiến sức khỏe tiêu hóa bị ảnh hưởng.
- Quan tâm đến khẩu phần ăn và chế độ dinh dưỡng, tuyệt đối không để chúng ăn những thức ăn ôi thiu, hết hạn sử dụng.
- Vệ sinh và dọn dẹp nơi ở của chúng, giúp chuồng thoáng, sạch sẽ.
- Quan tâm đến bộ lông của mèo để phòng tránh việc lông rụng nhiều lẫn vào thức ăn gây nôn ói búi lông. Có thể sử dụng thêm các sản phẩm tiêu búi lông cho mèo như: Viên nhai Pet Naturals Hairball, Beaphar gel trị búi lông cho mèo,...
- Với các con mèo bị bệnh hoặc nghi ngờ có bệnh dạ dày, kí sinh trùng hãy mang mèo đi khám thú y ngay để ngăn chặn các bệnh khác có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của mèo.