Những sản phẩm lần đầu tiên nuôi chó mà bạn cần biết

Đăng bởi Xuân Thi vào lúc 04/04/2021

Chào đón một chú cún về nhà, bạn cần chuẩn bị những gì?

Thức ăn cho chó

Cho cún của bạn ăn loại thức ăn quen thuộc trước khi về nhà bạn có thể khiến cho chú cún cảm thấy được chào đón và an tâm hơn trong môi trường sống mới. Tuy nhiên, đồ ăn cún được cho ăn ở các trại thường đại trà, bạn có thể tìm hiểu đến một số hãng thức ăn có giá trị dinh dưỡng tốt và phù hợp với thể trạng của chú cún của bạn hơn ví dụ như Royal Canin, Nutri Source,… Sau khi cho bé ăn đồ quen vài ngày, bạn nên trộn thức ăn mới với loại cún đang dùng để cho cún có thể làm quen với mùi thức ăn mới cũng như cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể, sau vài ngày bạn có thể thay đổi thức ăn mới hoàn toàn. Vì thay đổi đột ngột loại thức ăn mới, ở cún có thể xuất hiện vài biểu hiện ăn ít hoặc không chịu ăn, hoặc hệ tiêu hóa chưa thích nghi kịp. Điều quan trọng là tìm được loại thức ăn phù hợp với lứa tuổi, thể trạng và lối sống của chú cún của mình. Để kích thích cún ăn nhiều hơn và bổ sung thêm dinh dưỡng, bạn có thể thêm trong khẩu phần ăn của cún pate tươi như của: Monge, Pedigree,... hay những loại pate tươi đơn giản có thể tự làm tại nhà. Bổ sung thêm các loại vitamin cũng góp phần tăng sức đề kháng cho cún, ví dụ như: Beaphar Junior Paste,...

Bát đựng thức ăn, nước uống

Những chiếc bát ăn, uống chắc chắn bằng sứ hay thép không gỉ cho chó là sự lựa chọn không tồi. Chúng khó trở thành vật nhai của cún và cũng hạn chế khả năng bị hất tung. Những chiếc bát đôi sẽ tiết kiệm được không gian và tiện lợi khi chuẩn bị bữa ăn cho cún. Vệ sinh bát ăn, uống cho cún nên được thực hiện thường xuyên để tránh những tồn đọng thức ăn cũ, ôi thiu, nước bẩn.

Dây dẫn, vòng cổ và bảng tên

Một chiếc vòng cổ và bảng tên có ghi tên, địa chỉ chủ nuôi (có thể thêm số điện thoại) cho chú cún có thể tạo một mối liên kết đặc biệt giữa bạn và cún. Bạn có thể tìm đặt mua bảng tên ở hầu hết cửa hàng thú cưng. Điều này còn có thể giúp ích rất nhiều cho việc tìm cún lạc.

Hãy chọn loại vòng cổ hoặc dây đeo có loại và kích thước phù hợp với cơ thể của cún. Bạn nên cân nhắc việc dùng dây đeo thay cho vòng cổ với một số chú cún không thích việc đeo vòng cổ hay có vấn đề về khí quản mà gây khó thở. Khoảng cách giữa vòng cổ/dây đeo đến da cún vừa bằng một ngón tay được xem là vừa, không quá chật cũng không bị lỏng. Thường xuyên kiểm tra độ chặt của vòng cổ nhé, cún lớn nhanh hơn bạn nghĩ đấy!

Dây dẫn là một vật không thể thiếu trong những cuộc tản bộ cùng cún. Bạn nên tận dụng những lúc này để chú cún có thể làm quen với việc đeo vòng cổ/dây đeo cùng dây dẫn và khám phá thế giới bên ngoài.

Đồ chơi gặm cho chó

Hãy bảo đảm đồ chơi gặm bạn chọn cho chú cún bền bỉ, không mang tính độc hại và không quá cứng đối với răng chó con hoặc cả răng chó lớn. Bạn có thể tìm hiểu về các loại đồ gặm canxi cho cún, hoặc những loại đồ chơi thiết kế để gặm cắn, làm sạch răng bằng vải hoặc cao su sẽ bền hơn hoặc một số loại bánh thưởng nhai gặm có thể ăn được như: Dental chews, Denta plus,… Đồ chơi gặm cho cún có thể giúp đôi giày, chân ghế, đồ vật nhà bạn thoát khỏi bản năng gặm cắn, mài răng vào mọi thứ của cún! Và không bao giờ được để cún ở một mình với những vật trong tầm gặm cắn có thể gây mắc nghẹn, dằm đâm hay có điện. Gặm cắn nát đồ vật trong nhà có thể gây độc và tắc đường tiêu hóa ở cún.

Đồ dùng huấn luyện cho chó

Những buổi huấn luyện cho cún không bao giờ là quá sớm để bắt đầu. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy nhiều lựa chọn với sự đa dạng tuyệt vời như đồ chơi hình xương, đồ chơi trái banh,… trong các cửa tiệm thú cưng. Chúng được thiết kế phù hợp cho cún chơi đùa và có thể được sử dụng cho những buổi huấn luyện thêm phần vui vẻ cho cả bạn và chú cún của bạn. Kèm theo đó là những loại bánh thưởng và giúp cún yêu thương bạn hơn, nhớ những gì được dạy hơn như: que thưởng Duo Stick, xương sữa Goodies,… hoặc đơn giản là mẩu trái cây, phô mai mà cún thích và những lời khen ngợi mỗi khi cún làm đúng.

Bộ vệ sinh cho chó

Một chú chó sạch sẽ sẽ là chú chó thu hút nhất! Tự chăm sóc vệ sinh cho cún tại nhà sẽ tiết kiệm chi phí cho bạn rất nhiều. Hơn nữa, tự tay tắm rửa, chăm sóc bộ lông cho chú cún sẽ cho cả hai bên cảm nhận sự gắn bó, vui vẻ, thoải mái từ nhau. Cũng đừng quên cắt móng cho cún nhé, cún sẽ rất khó chịu khi móng dài quá đấy. Nhiều dòng sữa tắm phù hợp da lông và có dành cho chó con như Forbis, Budle Budle, Beaphar… khá được ưa chuộng vì đa dạng mùi hương và đáp ứng được mong muốn của khách hàng. Lược chải lông cho cún cũng rất đa dạng về loại, tùy thuộc vào độ dài, độ xoăn và độ dày của lông chó ví dụ như: Furminator

Khay vệ sinh cho chó

Khay đi vệ sinh dành cho chó không những giúp bạn bớt đi những phiền phức trong việc dọn dẹp “sản phẩm” của chú cún, mà còn góp phần rèn giũa cho cún thói quen tốt không đi vệ sinh lung tung trong nhà. Chó con thường khó kiểm soát việc đi vệ sinh như chó lớn, nên tập cho cún đi vệ sinh đúng chỗ từ khi còn nhỏ là điều cần thiết. Nếu bạn muốn cún đi vệ sinh ngoài nhà, hãy huấn luyện ngay khi cún về nhà và chuẩn bị những dụng cụ dọn dẹp nữa nhé!

Túi vận chuyển chó

Những chiếc túi xách, địu, lồng vận chuyển,... cho chó làm từ vải, da rất bền và dễ vệ sinh. Có những lúc bạn sẽ cần dùng đến túi vận chuyển để đưa chú cún của mình đi chơi xa hay đi spa tắm, cắt tỉa lông.

Bộ rọ mõm chó

Chọn một bộ rọ mõm phù hợp cho cún cũng như việc chọn vòng cổ và dây dắt, phù hợp về loại và kích thước. Trên thị trường ngày nay thường thấy đa dạng các loại rọ mõm bằng da, cao su,... Những chú cún cần được bảo vệ bởi những chiếc rọ mõm khi đi ra ngoài, tránh nguy cơ cún ăn những đồ ăn lạ, bẩn. Đồng thời việc sử dụng rọ mõm cho chó còn giúp bạn bảo vệ cộng đồng xung quanh. Tránh trường hợp chú cún của bạn có thể tấn công người lạ hay những động vật lạ mà chúng gặp.

Phòng khám/bệnh viện thú y đáng tin cậy

Bạn hãy hỏi những người nuôi chó ở gần bạn về kinh nghiệm tìm phòng khám thú y có độ uy tín cao. Ngay sau khi cún của bạn đã quen với bạn và ngôi nhà mới của chúng, hãy đưa chúng đi thăm quan nơi khám bệnh của cún. Bên cạnh việc kiểm tra tổng thể, bạn sẽ cần hỏi về việc tẩy giun, nhỏ gáy và tiêm phòng các loại bệnh cho cún. Một chuyến đi đến bác sĩ thú y có thể trở thành chuyến đi chơi đối với chú cún của bạn khi bạn tập làm quen cho cún từ sớm cùng với sự tích cực từ bạn và phòng khám bạn chọn.

Phòng bệnh

Hãy trò chuyện cùng bác sĩ thú y để đảm bảo bạn không bỏ sót thông tin nào về việc chích ngừa và xổ giun cho cún. Cún khi ra ngoài chơi có thể sẽ phải tiếp xúc với nhiều vi rút gây bệnh và có thể mắc phải những bệnh nguy hiểm như Parvo, bệnh dại, Care… Nên điều cần thiết là đưa cún đi chích ngừa từ sớm. Chữa bệnh rất tốn kém mà khả năng khỏi bệnh của cún không cao. Thế nên bạn cần nắm rõ những mốc thời gian chích ngừa để cún lớn lên khỏe mạnh. Việc xổ giun định kỳ cho cún cũng cực kỳ quan trọng. Hiện nay còn có các loại thuốc nhỏ gáy kèm phòng ngừa ký sinh ngoài da, bạn có thể hỏi ở phòng khám thú y hoặc ở các cửa hàng thú cưng để được tư vấn kỹ hơn.

 

Tags : chăm sóc chó, thức ăn chó, lần đầu nuôi chó, chăm sóc thú cưng, chó, chó mèo, thức ăn hạt cho chó, thức ăn khô cho chó
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Xin chào
close nav