Nội ngoại kí sinh ở mèo là gì? Vì sao cần điều trị và phòng ngừa?

Nội ngoại kí sinh trùng ở mèo là vấn đề luôn khiến các chủ nuôi đau đầu. Mặc dù rất dễ phòng ngừa, nhưng nếu để tình trạng trở nặng hoặc không chữa trị nhanh chóng có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của mèo. Cùng Pet's Home tìm hiểu thêm về các loại nội ngoại kí sinh trùng là gì và cách phòng ngừa tối ưu nhất nhé!

Nội ngoại kí sinh trùng là gì?

Nói theo cách đơn giản nhất, nội ngoại kí sinh trùng chính là những kí sinh bên trong cơ thể vật chủ (nội) như trong máu, đường ruột... và bên ngoài da (ngoại) thông qua việc hút máu... Phần lớn kí sinh trên mèo là kí sinh thật sự (tiếng Anh là parasite), là dạng kí sinh gắn liền với vật chủ, lấy chất dinh dưỡng từ vật chủ và phát triến, sinh sản. Chúng thường chết đi nếu vật chủ chết đi hoặc rời vật chủ quá lâu tuỳ sức sống của từng loài. 

Kí sinh trùng trên da

Dễ thấy nhất là các thể loại ve, bọ chét, nhỏ hơn nữa là rận, chí. Dạng kí sinh trùng rất dễ lây, những chú mèo chỉ cần ở gần nhau hoặc thậm chỉ ở chung cùng một phòng đã có thể bị "dính chưởng". Không chỉ những con kí sinh trùng trưởng thành mới có thể truyền từ vật chủ này sang vật chủ khác, mà ấu trùng và trứng của chúng có thể vương vãi khắp nơi, dễ dàng bám lên chú mèo khác rồi phát triển. Bệnh thường gặp ở những bé hay được đi dạo, đi công viên hoặc chủ nuôi không chú ý đến vệ sinh nhà ở, không dùng thuốc phòng trị kí sinh trùng định kì cho các bé.

Kí sinh trùng dưới da

Tuy không lộ diện rõ ràng ngay lập tức như kí sinh trùng ngoài da nhưng ghẻ Demodex, Sarcoptes, Otodectes cũng gây phiền không kém: nhẹ thì mất ăn mất ngủ vì ngứa ngáy, nặng hơn tí là làm mất thẩm mỹ, lông rụng dần, da đỏ, sần lên, viêm da kèm thêm có mùi khó ngửi; nghiêm trọng hơn có thể làm tổn thương nang lông, phụ nhiễm nấm, viêm da nặng dẫn đến nhiễm trùng huyết, nguy hiểm đến sức khỏe.

Kí sinh trùng đường tiêu hóa 

Giun đũa, giun móc, giun tóc, sán chó, cầu trùng… thì chắc các chủ nuôi đã không dưới 1 lần được nghe đến. Bởi vì những loại nội kí sinh trùng này không chỉ ảnh hưởng đến việc tiêu hóa của mèo, gây ra các triệu chứng khó chịu như nôn mửa, tiêu chảy... mà còn có thể dẫn đến biếng ăn, suy dinh dưỡng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nếu mèo số lượng kí sinh trùng phát triển và sinh sản nhiều hoặc mèo đang ở lứa tuổi sơ sinh. 

Nghiêm trọng hơn, ký sinh trùng đường ruột trên thú cưng còn có thể lây sang người, gây nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Kí sinh trùng máu 

Các loại nội kí sinh trùng Ehrlichia, Babesia, giun tim… truyền lây qua “đường máu” như ve cắn, muỗi đốt. Các bạn này siêu nhỏ, chỉ thấy được qua kính hiển vi nhưng mức độ nguy hiểm rất cao. Thú cưng nhiễm các loại ký sinh trùng máu sẽ chết dần do thiếu máu (ký sinh trùng phá hủy các tế bào máu) hoặc do độc tố và tắc mạch (do ấu trùng di chuyển trong mạch máu). Thời gian điều trị ký sinh trùng máu dài và hiệu quả tùy theo thời điểm phát hiện bệnh.

Phòng ngừa kí sinh trùng cho mèo

  • Giữ gìn vệ sinh nhà ở: vệ sinh sàn nhà, các ngóc ngách với dung dịch vệ sinh dành riêng cho nhà cửa, giặt giũ nệm, khăn trải nằm cho thú cưng định kì...
  • Sử dụng thuốc phòng ngừa kí sinh trùng cho thú cưng: có đa dạng các loại thuốc như thuốc viên, nhỏ gáy, sữa tắm ngừa ve rận... Mỗi sản phẩm đều có đặc trưng phòng trị cho các loại kí sinh trùng khác nhau, hãy tìm hiểu về sản phẩm trước khi sử dụng cho thú cưng để thú cưng được bảo vệ toàn diện nhất.

ĐỌC THÊM: 

Siêu phẩm Nhỏ gáy Advocate trị nội ngoại ký sinh cho mèo đã có mặt tại Pet's Home cùng ưu đãi giảm giá không thể bỏ lỡ từ 12 - 16/12/2021. Liên hệ ngay để được tư vấn!