Chó mèo ghét nhau có lẽ là thực tế mà ai ai cũng biết. Mâu thuẫn của 2 loài này được ghi nhận từ thực đến đến phim ảnh, truyện tranh… Song, đó liệu có phải là sự thật không? Vì sao dân gian lại nói rằng ghét nhau như chó với mèo? Cùng Pet's Home tìm hiểu thêm về góc cạnh thú vị này của thế giới thú cưng nhé!
Chó mèo khác biệt về tính cách
Mối thù truyền kiếp của chó mèo từ đâu mà có? Tại sao chó mèo lại có thâm thù đại hận với nhau mà truyền từ đời này sang đời khác như thế?
Theo các chuyên gia về Chăm sóc vật nuôi ở Mỹ thì trong tự nhiên chó và mèo không phải “có thù” bẩm sinh hay chúng tự nhiên ghét nhau. Hai loài này sinh sống riêng biệt và thậm chí là chẳng hề liên quan gì đến nhau cả. Chúng buộc phải tương tác với nhau khi con người đem chúng về nuôi cùng trong gia đình.
Sự thù địch của chó mèo thường liên quan nhiều hơn đến cá tính của từng loài, chúng nhìn thấy và tương tác với thế giới bên ngoài theo cách khác nhau nên sự khác biệt này dẫn đến xung đột.
Chó và mèo có phong cách cá tính rất khác biệt:
Chó hay nhảy vồ vập để chào hỏi, vui vẻ vẫy đuôi chào mừng. Ngược lại, dấu hiệu vẫy đuôi ở mèo cho thấy chúng đang giận dữ. Cả nhà đừng bị nhầm lẫn nhé!
Chó luôn muốn đánh hơi phía sau chú chó khác hoặc loài vật khác, cụ thể ở đây là một chú mèo. Theo lý tự nhiên của chó thì đây là hành động để tìm hiểu bạn mới và giới thiệu bản thân. Nhưng với mèo thì đây là hành động rình rập, mang tính đe doạ, khiến mèo bất an, thậm chí tấn công ngược lại. Và nếu mèo bỏ chạy sẽ kích thích bản năng săn mồi của chó, dẫn đến chúng đuổi bắt nhau không ngừng và cứ thế mỗi khi gặp nhau.
Nếu một con chó và mèo được nuôi lớn cùng nhau, chúng đã biết “rõ nhau” ngay từ khi còn bé thì có thể cùng chung sống hòa thuận, có thể như bạn bè hay “người một nhà” mà không có bất kỳ xung đột nào.
Bản năng sinh tồn chó mèo mãnh liệt
Năm 2015, công bố của các nhà khoa học quốc tế nói lên rằng chó thường đuổi mèo ra khỏi lãnh địa chỉ nó có thể còn có những nguyên nhân khác mà không chỉ là do lối sống khác nhau.
Có nhiều dấu vết hóa thạch được phát hiện ở khu vực Bắc Mỹ cho thất quá khứ đấu tranh dữ dội giữa chó và mèo (theo Daily Mail). Khi mèo mới xuất hiện tại khu vực châu Mỹ đã có ảnh hưởng nhất định đến loài chó hoang dã ở khu vực này. Quá trình cạnh tranh này đã làm cho 40 loài chó bị tuyệt diệt từ hàng triệu năm về trước.
Các nhà khoa học ở Đại học Gothenburg (Thuỵ Điển), Đại học São Paulo (Brazil) và Đại học Lausanne (Thuỵ Sĩ) đã công bố kết quả nghiên cứu 2.000 hoá thạch cổ đại – chứng minh sự đột phá, phát hiện thành viên của họ nhà chó (canid) có sự tồn tại kém hơn thành viên của loài mèo (felids).
Khoảng 40 triệu năm trước đây, họ nhà chó đã bắt đầu, xuất phát từ Bắc Mỹ. Chúng đạt đến mức độ đa dạng hoá tối đa 22 triệu năm trước đây, đạt đỉnh khi có hơn 30 loài trên lục địa này và đó cũng là thời điểm loài mèo từ châu Á du nhập vào đây.
Các nhà khoa học cho rằng, thời đại mà gia tộc chó bị suy tàn cũng là thời kỳ mèo hưng thịnh, du nhập ồ ạt vào nơi đây. Hiện tại ở Bắc Mỹ có 9 loài chó hoang dã gồm biến thể khác nhau của chó sói và cáo (theo phân tích hóa thạch được công bố trong Kỷ yếu của Viện hàn lâm Khoa học tạp chí PNAS).
Sự Tích Dân Gian Thái
"Ghét nhau như chó với mèo” thường được nhắc đến như một hình ảnh đặc trưng về những người hay những con vật "cạch mặt" nhau đến nảy lửa. Đó cũng là kết quả từ việc quan sát thấy sự đối đầu giữa chó mèo từ thuở xa xưa. Sự tích dân gian Thái kể rằng, xưa kia chó và mèo là 2 loài vốn chơi thân với nhau. Chó tính luộm thuộm, bạ đâu nằm ngủ đấy. Còn mèo thì ưa sạch sẽ, lúc nào cũng nằm trên chiếu.
Sau đó, chó sinh con đúng vào trời mùa đông buốt lạnh. Thương đàn con rét mướt nên mèo liền nhường chiếu của mình cho đàn con của chó nằm. Nhờ thế mà đàn con của chó sống sót qua được mùa đông rét đó.
Và rồi một ngày kia, chó và mèo cùng về sống chung với con người. Thấy mèo có vẻ hiện lành lại giỏi bắt chuột nên con người yêu quý và trở nên thân thiết, cho mèo ngủ chung chăn và ăn cơm trộn miếng ngon. Còn chó thì ăn cơm thừa canh cặn, nằm ngủ ở dưới sàn/đất.
Vì con người đối xử không công bằng nên chó đâm ra ganh tỵ. Cứ thấy mèo ở đây là chó đuổi theo căn. Mỗi lần bị chó đuổi thì mèo lại phồng miệng lên kêu “phụ, phụ” (tức là chiếu), như muốn nhắc lại cái ơn của mình đã từng cho chó chỗ nằm trước đây. Nhưng rồi chó bỏ qua và cố đuổi căn cho bằng được.
Giận chó vô ơn nên kiện lên vua Then ở mường bun, nhờ vua Then phân xử lấy lại công bằng.
Khi được vua Then hỏi đến, chó bèn thưa:
Tại con người đối xử bất công. Mèo chỉ giúp mỗi việc bắt chuột mà lại được ăn ngon ngủ ấm. Còn con giúp người bao việc như canh trộm, đuổi trâu đuổi gà khi chúng phá vườn…. Vậy mà toàn phải ăn cơm thừa ôi thiu và ngủ nơi sàn đất lạnh. Vì thế con tức quá mới đuổi cắn mèo.
Vua Then nghe thấy có lý nên phán: “Vậy từ nay, chó và mèo nếu muốn sống chung ở trong một nhà, thì mèo phải lạy chó xin cho được ở cùng”.
Kết quả là từ đấy, nhà nào muốn bắt mèo về nuôi cũng phải bé mèo lạy chó ba lạy như một thủ tục “xin ở” cho mèo để chó không đuổi bắt mèo nữa.”
Những gì dân gian truyền miệng chỉ dựa trên sự quan sát đa số. Đến nay cả nhà có thể dễ dàng thấy những gia đình nhỏ có cả chó và mèo yêu thương nhau như những người anh chị em, những người bạn tri kỷ đấy!