Chó mẹ sau khi sinh và chó con mới sinh cần sự chăm sóc phù hợp tùy theo tình trạng sức khỏe. Đặc biệt ở những trường hợp tệ nhất, chính là chó con mất mẹ hay không có mẹ ở bên ngay khi vừa sinh ra, người chăm sóc sẽ phải chú ý nhiều thứ hơn bình thường cần thiết. Đừng lo lắng, sau đây Pet's Home sẽ cùng bạn tìm hiểu về cách chăm sóc chó con mới sinh nhé!
Vì sao chó con mới đẻ không mở mắt?
Chó là động vật ăn thịt, tổ tiên của chúng là những thợ săn trong tự nhiên trước khi chúng sống với con người. Việc chó con được sinh ra với đôi mắt nhắm có liên quan đến nhiều yếu tố.
- Sự tăng trưởng và phát triển của não trong giai đoạn này rất quan trọng. Thời điểm mở mắt có liên quan đến tốc độ phát triển của não. Khi não trưởng thành đến một giai đoạn nhất định, mắt của chó con sẽ tự nhiên mở ra.
- Trong tự nhiên, động vật mang thai rất dễ bị tác động từ bên ngoài do không thể hoạt động kiếm ăn, chạy trốn khi cấp bách, v.v. Chó mẹ lại thường mang thai nhiều con trong một lứa. Chó con ra đời trước khi phát triển đến thời điểm mở mắt để giảm ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt của chó mẹ.
Vì thế hãy kiên nhẫn chờ đợi đến lúc những bé chó con tự nhìn thấy được thế giới nhé!
Môi trường chăm sóc chó con
Trong cả một chu kỳ sống, giai đoạn chó con là giai đoạn phát triển nhanh nhất. Cơ thể non mềm, dẻo dai nhưng hệ miễn dịch lại chưa hoàn chỉnh khiến cho cún mới sinh dễ mắc bệnh tỉ lệ tử vong cao nhất. Sau khi rời bụng mẹ, cơ thể chó con bắt đầu phải chịu đựng điều kiện sống bên ngoài. Đối với chúng là tương đối khắc nghiệt, cả về nhiệt độ, độ ẩm và điều kiện dinh dưỡng hoàn toàn mới lạ.
Sau khi sinh 3 ngày trở đi ổ chó con cần có ánh sáng tự nhiên phòng, giúp cún mới sinh được sưởi ấm tự nhiên và cơ thể dễ dàng tổng hợp vitamin D, chống còi cọc. Ngoài ra, ổ nằm của bầy chó cần tránh gió lạnh hay ẩm ướt.
Khi chó con mới sinh, chúng rất yếu và non nớt. Các yếu tố về vệ sinh ổ chó cũng cần được chú ý. Sạch sẽ thoáng về mùa hè và ấm áp về mùa đông.
Chó mẹ sau khi sinh có thể bị ướt vì nước và các chất dịch nhầy, vì thế tốt nhất bạn có thể chuẩn bị cho chúng những tấm vải mềm lót hoặc tấm tã thấm hút khô thoáng có thể thay mới thường xuyên.
Duy trì nhiệt độ ổn định cho chó mẹ và chó con
Thân nhiệt của chó con chưa thể ổn định ngay vì từ trong bụng mẹ ra thế giới bên ngoài là một sự thay đổi lớn về nhiệt độ cơ thể. Một bóng đèn neon 40W cho chó sưởi và giữ nhiệt là tốt nhất trong 1 tuần đầu tiên rồi sau đó có thể dừng.
Chó con mới sinh thân nhiệt tương đối thấp. Sau 1 – 2 tuần thân nhiệt của cún mới bắt đầu cân bằng ở mức nhiệt độ 34.5 – 36°C. Cần phải giữ ấm cho chúng để duy trì nhiệt độ bình thường. Tỉ lệ chó con chết yểu trong vòng 1 tuần sau sinh lên đến 50%. Hãy chú ý tới việc chăm sóc chó con mới sinh thật cẩn thận nhé!
Sự miễn thụ động truyền từ mẹ ở chó con
Theo các nghiên cứu khoa học, chó con được uống sữa mẹ trong những tuần đầu tiên là tốt nhất vì đây là nguồn cung cấp dinh dưỡng giúp con non phát triển đầy đủ và hoàn thiện hệ miễn dịch của chúng. Nếu chó mẹ không có khả năng cho chó con bú, bạn có thể tham khảo một số dòng sữa thú cưng thay thế cho sữa mẹ vào thời gian này.
Sữa mẹ rất quan trọng đối với chó con vì có thể cung cấp kháng thể tự nhiên, giúp chó con miễn dịch với bệnh tật. Số lượng các kháng thể có trong sữa mẹ tỷ lệ thuận với mức độ kháng thể có trong cơ thể chó mẹ. Thế nên quá trình chăm sóc chó mẹ mang thai cũng rất cần được quan tâm đấy nhé!
Điều bạn cần hiểu đầu tiên trước khi chăm sóc chúng chính là cơ thể chó con mới được sinh ra hoàn toàn không phụ thuộc vào chó mẹ nên các yếu tố về thân nhiệt và sức đề kháng của chó con còn rất yếu. Những mốc thời gian liệt kê dưới đây là những cột mốc thay đổi trong giai đoạn phát triển sau khi được sinh ra của chó con. Điều này có thể xê dịch vài ngày phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và sức khỏe tự nhiên của chó con.
- Từ khi mới sinh đến ngày thứ 5: chó con chưa mở mắt. Lỗ khe tai đóng và chó con chuyển thộng theo phản xạ tự nhiên
- Từ ngày tuổi thứ 5 – 8: Khe tai mở, thính giác bắt đầu phát triển.
- Từ ngày tuổi thứ 11 -16: Thính giác đã hoạt động bình thường.
- Từ ngày tuổi thứ 20 – 25, tầm 1 tháng tuổi: Răng sữa bắt đầu mọc.
- Trong khoảng 8 -10 ngày kể từ khi mọc răng, răng cửa và răng nanh mọc xong.
Kháng thể tự nhiên trong sữa chó mẹ
“Đo nồng độ kháng thể trong máu” là cách để định lượng mức độ kháng thể trong động vật. Trong những điều kiện đơn giản, nồng độ càng cao thì các kháng thể xuất hiện càng nhiều.
Chó mẹ với nồng độ cao sẽ truyền những kháng thể có nồng độ cao hơn thông qua nhau thai và sữa non. Chó con sẽ hấp thụ được nhiều kháng thể hơn nếu chúng bú sữa non chứa một lượng lớn kháng thể.
Với các phân tử colostral trong sữa đầu ở mẹ rất cao, chó con bú được sữa đầu ngay từ ngày đầu tiên sẽ được bảo vệ trong thời gian dài hơn. Chó mẹ có nồng độ kháng thể cao có thể bảo vệ tốt hơn trong quá trình chăm sóc chó con mới sinh. Kháng thể giúp phòng ngừa các bệnh như Distemper, Parvo, và Coronavirus ở chó. Tương tự như ở mèo là các bệnh Panleukopenia và Calicivirus…
Hãy để cho chó sơ sinh bú đủ sữa non. Vì sữa non rất giàu protein và vitamin, chứa lượng Magie cao. Các chất chống oxy hóa và các Enzym, Hormone, có tác dụng nhuận tràng, thúc đẩy hoạt động của đường tiêu hóa. Phần lớn chó con sơ sinh chết yểu nếu sau sinh 24 giờ không được bú sữa mẹ. Nên ra đời một cái là cho bú mẹ luôn.
Khi mới sinh, chó chưa có răng, lỗ khe tai đóng lại, chuyển động rất khó khăn. Mọi hoạt động của chó con lúc này nhờ bản năng tự tìm đến vú mẹ.
Tuy nhiên, nhiều chó con mới sinh không thể tìm được vú chó mẹ nên có thể dẫn đến tình trạng bị chết đói. Có thể một phần là do chó mẹ quá vụng về không biết chăm con. Nhưng nếu như thế, bạn cần đưa núm vú chó mẹ vào miệng chó con để chúng có thể bú sữa.
Nếu một lứa sinh quá nhiều, chú chó ra đời cuối cùng thường có cơ thể yếu ớt nhất. Bạn nên ưu tiên cho cún bú mẹ trước. Nếu chó mẹ vụng về bạn phải đưa sát mõm chó con vào đầu vú mẹ. Lúc này cần theo dõi hành vi của chó mẹ và chó con. Đừng ngần ngại chia sẻ cùng Pet's Home những thắc mắc, khó khăn mà bạn gặp phải nhé!
Nếu chó mẹ được tiêm vaccine một tháng trước khi chó mang thai, kháng thể miễn dịch qua sữa mẹ sẽ bảo vệ cho chó con tới lúc 16 tuần tuổi. Do đó, chăm sóc chó con mới sinh nên cho chó con bú càng sớm càng tốt.
Chế độ cho chó con
Tuyệt đối không cho chó con ăn thêm ở ngoài trong vòng 15 ngày sau sinh. Chó con quen độ ngọt sữa ăn dặm mà chán sữa mẹ sẽ chết yểu hoặc yếu ớt vì không nhận được kháng thể tự nhiên chống bệnh từ mẹ truyền qua sữa.
1. Sau ngày thứ 15: bắt đầu cho chó con ăn thêm vài thìa canh sữa chuyên dụng dành cho chó/con/ngày. Hãy luôn đảm bảo sữa được pha bằng nước đun sôi rồi để nguội sữa đến cỡ nhiệt độ cơ thể chó con. Đừng để sữa bị nguội lạnh khiến chó con đau bụng, quá nóng gây bỏng cho chó con.
- Lúc đầu cho bú bằng vú cao su. Về sau rót vào đĩa và dúi mõm chó con vào đĩa sữa để chó con tự liếm sữa. Tuần tuổi thứ 2 tăng lượng sữa lên thêm 100 – 200 ml sữa tùy theo nhu cầu dinh dưỡng cho đến lúc chó đến 1 tháng tuổi.
2. Từ ngày tuổi thứ 20-25: cho chó con ăn thêm cháo gạo nấu với thịt băm nhỏ 1 – 2 bữa/ngày. Có thể bổ sung những bữa dặm bằng sữa uống.
3. Từ ngày thứ 30: cho chó con ăn 2 bữa/ngày hỗn hợp cháo gạo nấu với thịt băm nhỏ với lượng thịt tăng lên từ 20 – 50 gam cho mỗi ngày cùng với bữa dặm sữa.
- Cho ăn thêm khoai tây, rau xanh. Lượng rau và khoai tây tăng dần, tăng lượng vitamin. Các loại vitamin A và D thường được quan tâm hơn cả. Có thể bổ sung thêm bằng dầu gan cá thu. Các chất khoáng đa lượng và vi lượng rất cần thiết. Chúng giúp cho quá trình tạo khung xương và quá trình trao đổi chất.
4. Chó con dưới 120 ngày tuổi: mỗi ngày cho ăn 5 bữa. Từ 4 – 6 tháng tuổi, mỗi ngày cho ăn 4 bữa. Từ 6 tháng trở lên mỗi ngày cho ăn 2 hoặc 3 bữa. Lượng thức ăn được tăng dần theo mức độ phát triển của cơ thể chó con.
Hãy chú ý đến lượng tiêu thụ thức ăn của chó con và sức chứa của dạ dày chó con.
5. Khi chó con đạt 2 tháng tuổi, chúng có thể bắt đầu ăn thức ăn hạt, pate và gel dinh dưỡng chuyên dành cho chó con từ 2 đến 12 tháng.
Bên cạnh đó, bạn cần bổ sung và đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng cho chó mẹ để có nhiều sữa cho chó con bú vì dinh dưỡng của chúng chủ yếu là từ sữa mẹ.
Những thực phẩm có chứa chất đạm, khoáng và vitamin A, B như thịt nạc, trứng vịt lộn, sữa… là thực phẩm cần thiết cho chó mẹ thời gian này. Đồng thời bổ sung thêm cho chó mẹ ăn những loại rau quả được nấu lẫn cùng với cháo như cà rốt, đu đủ xanh. Cùng với một số sản phẩm bổ sung dinh dưỡng và hỗ trợ sức khỏe cho chó mẹ như: Pate Royal Canin Mini Mother & Babydog, Pate Recovery Royal Canin, Gel dinh dưỡng Virbac,... Chó con sẽ được hỗ trợ toàn vẹn hơn từ mẹ.
Giai đoạn nhạy cảm đối với chó con
Khi chó con lớn hơn và bắt đầu tập ăn, kháng thể từ sữa mẹ sẽ giảm đi đáng kể. Khi lượng kháng thể này giảm xuống đủ thấp, khả năng miễn dịch có thể được tạo ra thông qua tiêm chủng. Nếu tiêm phòng quá sớm, kháng thể từ mẹ sẽ ngăn chặn hiệu quả của vaccine .
Các kháng thể từ mẹ thường lưu thông tuần hoàn trong máu của động vật sơ sinh trong một vài tuần. Trong thời gian này kháng thể từ mẹ quá thấp để bảo vệ chúng chống lại bệnh nhưng lại quá cao để cho phép một vaccine hoạt động.
Đây được gọi là giai đoạn chăm sóc chó con mới sinh nhạy cảm. Mặc dù đã được tiêm chủng, chó con vẫn có thể bị nhiễm bệnh. Độ dài và thời điểm của giai đoạn này là khác nhau trong mỗi lứa và thậm chí giữa các cá thể trong một lứa.
Phòng bệnh rối loạn tiêu hóa ở chó con
Chó con sẽ bị đi ngoài nếu bú phải dịch hậu sản, hoặc phân từ bộ phận sinh dục của chó mẹ. Trong phân và dịch hậu sản có nhiều vi khuẩn và chất mà chó con không thể tiêu hóa đươc. Vì thế trong quá trình chăm sóc chó con mới sinh cần phải vệ sinh sạch tốt nhất là cách 2 tiếng mỗi lần cho bộ phận sinh dục và hậu môn của chó mẹ sau khi sinh.
Chó con sau sinh, phải uống thêm men tiêu hóa cho chó con theo hướng dẫn kèm theo. Men có tác dụng giải quyết đầy bụng chướng hơi, giải quyết sữa thừa, sữa viêm. Nên sẽ tránh được bệnh rối loạn tiêu hóa ở chó mèo con.
Hiện tượng chó con bú nhau, bú liếm bộ phận sinh dụng và hậu môn của nhau… là chuyện bình thường. Vậy cần phải chú ý theo dõi thường xuyên, chó con đã đói bụng rồi đấy.
Hãy luôn lau sạch hậu môn cho chó con hàng ngày. Cứ 4h một lần hoặc vệ sinh ngay khi chó con đi vệ sinh.
Sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của cún sơ sinh. Tuy nhiên sữa mẹ bị hỏng rất nguy hiểm nếu chó con bú lâu dài mà không phát hiện sớm. Vú viêm ở mẹ khiến sữa mẹ hỏng và là nguyên nhân làm chó con đau bụng, thở gấp - triệu chứng của bệnh rối loạn tiêu hóa ở chó mèo con. Vì vậy phải kiểm tra thường xuyên và có thể xử lý tạm thời vú bị viêm với băng dính, không cho chó con bú nữa. Hãy trao đổi cùng bác sĩ thú y để đảm bảo sức khỏe chó mẹ nhé!
Phòng bệnh hô hấp ở chó con
Bệnh hô hấp ở chó con thường do ở đầu ti chó mẹ hay có các nếp da nhăn nheo. Độ ẩm do chó con bú nhiều và lượng sữa chảy vào khe nếp gấp ra môi trường lý tưởng cho vi khuẩn trú ngụ. Chó con bị nhiễm sẽ dễ bị đi ngoài và viêm hô hấp. Vậy phải vệ sinh đầu ti chó mẹ 4 tiếng một lần là tốt nhất.
Môi trường trong ổ bẩn, tích tụ nhiều bụi nhỏ, chó mẹ bị nấm, lâu ngày không tắm, vết chó con đi vệ sinh tại chỗ thường xuyên mà không được thay ổ lót thường xuyên, được khuyến cáo 1 – 3 tiếng cho một lần thay dù không thấy vết bẩn bằng mắt thường vì chó con đi vệ sinh rất nhiều. Môi trường kín gió, dù có ánh nắng, cũng rất dễ tích tụ vi khuẩn.
Độ ẩm môi trường khí hậu cao cũng sẽ gây viêm đường hô hấp.
Mầm bệnh tiêu hóa và hô hấp rất dễ lây lan ra và các con khác sẽ bị theo nếu một con trong đàn bị nhiễm và phát bệnh.
Tiêm phòng cho chó con
Theo một nghiên cứu, chăm sóc chó con mới sinh lúc 6 tuần tuổi, 25% chó con có thể được tiêm phòng. Ở 9 tuần tuổi, 40% chó con có thể đáp ứng vaccine và được bảo vệ. Số lượng này tăng lên đến 60% ở 16 tuần tuổi. Và 95% ở 18 tuần tuổi. Khi tiêm vaccine phải cai sữa mẹ tuyệt đối để tránh làm giảm tác dụng miễn dịch của vaccine.
Phòng tránh chứng trụy tim đột tử ở chó con mới đẻ
Tình trạng đột tử ở chó con mới đẻ là điều mà chúng ta cần phải quan tâm một cách nghiêm túc. Ngoài các bệnh gây chết yểu chó sơ sinh như giun tròn nhiễm qua bào thai từ mẹ, hội chứng ngộ độc sữa mẹ ở chó sơ sinh, nhiễm Bệnh Herpesvirus thì chứng trụy tim đột tử trong vòng 1 tuần đầu của chó con mới đẻ gây tổn thất không nhỏ.
Chó sơ sinh vẫn đang bú mẹ, bò bình thường bỗng dưng kêu la hoặc dãy dụa đột ngột, ngáp thở hắt ra, lưới lợi bạc trắng tím tái rồi chết trong vòng vài phút tới. Đó là biểu hiện chứng ngừng tim, trụy mạch. Khi chăm sóc chó con mới sinh có rất nhiều tác động bất lợi gây chứng đột tử do trụy tim mạch như:
- Cảm lạnh, cảm nóng chó non không thể điều hòa thân nhiệt thích ứng
- Hạ đường huyết đột ngột do bị đói
- Do quá tham ăn mà bú no sặc sữa vào khí quản
- Do chó mẹ áp, đè bịt tắc mũi chó con gây ngạt thở…
- Do bản thân chó non có vấn đề tim mạch sau khi sinh.
Bệnh rất khó phát hiện, do chết nhanh nên khi có dấu hiệu đột quỵ thì đã khó qua khỏi. Nhiều khi không thể gọi kịp bác sĩ thú y trợ giúp. Chủ chó là người duy nhất cần biết sớm để hỗ trợ cứu mạng sống chó con bằng cách giữ ấm, thoáng khí, day tim kích thích để tim đập trở lại.
Chỉ có cách duy nhất là chăm sóc chó con mới sinh cẩn thận, kiểm tra thường xuyên ổ đẻ để chống các bất lợi nêu trên.
Một số lưu ý khi chăm sóc chó con mới sinh
Trong những tuần đầu tiên thì chó con hoàn toàn có thể ổn khi chỉ dùng sữa mẹ. Trừ các bé quá nhẹ cân thì cần phải có kỹ thuật chăm sóc chó con mới sinh đặc biệt hơn.
Khác với chó mẹ, chó con sơ sinh vô cùng mong manh và yếu ớt. Vì vậy bạn nên hết sức cẩn thận khi kiểm tra, đừng rung lắc con non quá mạnh. Hãy đỡ chúng thật nhẹ nhàng và từ từ từ dưới bụng lên.
Thời gian trong vòng 48 tiếng sau khi sinh, hãy kiểm tra một lần nữa để chắc chắn rằng chó mẹ không bị nhiễm trùng và có thể cho sữa an toàn.
Đối với trường hợp thú cưng của bạn chỉ mới làm mẹ lần đầu tiên. Bạn càng cần cảnh giác và nên kiểm tra tình hình các con con thường xuyên hơn. Cách khoảng 3 – 4 tiếng kiểm tra lại một lần. Vì có thể chó con sơ sinh có thể sẽ bị anh chị em của mình đẩy ra xa khỏi con mẹ hoặc tệ hơn là bị mẹ đè phải.
Nếu gặp phải tình trạng như vậy, các bé có thể bị nhiễm lạnh, không đủ dinh dưỡng vì không tiếp cận được nguồn sữa và ngạt thở. Bạn có thể sắp xếp lại “đội ngũ” chó con sơ sinh để ưu tiên những bé gầy nhỏ gần nơi bầu sữa nhiều nhất.
Pet's Home luôn sẵn sàn chia sẻ cùng cả nhà những khó khăn và thắc mắc trong quá trình chăm sóc những thiên thần bé nhỏ. Inbox ngay!