Những lưu ý cần biết khi nuôi chó trong nhà

Đăng bởi Thi Phạm vào lúc 22/10/2021

Cơn sốt nuôi chó cảnh trong nhà chưa bao giờ hạ xuống và đang ngày càng phát triển hơn từng ngày trên thế giới. Không chỉ trông nhà, lựa chọn một chú chó bầu bạn bởi độ dễ thương và năng động của chúng còn giúp cả nhà có những khoảnh khắc vui vẻ cùng nhau sau một ngày dài mệt mỏi. Vậy bạn đã biết những lưu ý cần biết khi nuôi chó trong nhà chưa? Cùng Pet's Home tìm hiểu ngay nhé!

1. Chọn giống chó phù hợp

Tùy theo lối sống của gia đình mà bạn nên chọn một chú chó phù hợp với nhu cầu của tất cả mọi người trong nhà. Chẳng hạn, nếu bạn không có thời gian, đừng nên chọn những giống chó cần được chăm sóc kỹ lưỡng, hoặc nếu bạn thích cuộc sống bình yên, ít di chuyển, bạn nên chọn những giống chó kiểng chịu nằm im thay vì những giống chó hay chạy nhảy, phá phách như Labrador hay Retriever.

Tham khảo thêm tại bài viết:

2. Quỹ thời gian thích hợp để nuôi chó

Cho dù bạn chọn nuôi một chú chó từ trại cứu hộ hay mua lại từ người khác, bạn cũng nên dành thời gian tìm hiểu tính tình, thức ăn yêu thích và tình trạng sức khỏe của chó. Nuôi một chú chó cần nhiều sự quan tâm và chăm sóc. Bạn nên cân nhắc quỹ thời gian của mình trước khi quyết định, nhất là khi bạn đang trong thời kỳ mang thai hoặc giai đoạn đầu khi mới sinh con bởi lúc này bạn khá bận rộn.

Animal Rescue Organizations in Vietnam - World Vegan Travel

3. Nhận nuôi chó trưởng thành thay vì chó vừa chào đời

Chọn nuôi một chú chó đã lớn không phải là ý định tồi. Như vậy, bạn sẽ không cần phải dạy nhiều về những kĩ năng cơ bản như đi vệ sinh đúng chỗ. Chó trưởng thành cũng không cần để tâm đến quá nhiều như những chú chó nhỏ khác. Nếu không có nhiều kinh nghiệm nuôi chó, bạn nên cẩn thận với giống chó từng bị hành hạ vì tính tình không ổn định và có thể gây nguy hiểm cho con cái.

Pet Adoption 101 | Vetsource

Tham khảo thêm tại bài viết:

4. Kiên nhẫn khi chăm sóc và nuôi dưỡng chó

Với những người chưa từng nuôi thú cưng, việc nuôi chó có thể là một thử thách lớn với bạn. Chúng có thể làm hư đồ đạc trong nhà, đi vệ sinh lung tung, nhảy vào người hoặc cắn bạn và bé. Người bạn này cũng giống như đứa trẻ vậy, luôn cần tình cảm và sự thấu hiểu. Vậy nên đừng từ bỏ chú chó của mình quá nhanh, bạn có thể đưa chúng đến các trung tâm huấn luyện hoặc nhờ bác sĩ thú y tư vấn.

Tham khảo thêm tại bài viết:

5. Tìm hiểu thêm về cách huấn luyện chó

Đây là khoản đầu tư mà bạn không bao giờ hối hận về sau. Mua một quyển sách dạy nuôi chó, hay tham dự một chương trình đào tạo bài bản, thường xuyên sẽ gắn kết bạn và chú chó của mình hơn, không còn lo vấn đề tuân thủ các điều lệnh hay hung hăng quá mức. Nếu được, các thành viên trong nhà nên tham gia vào khóa huấn luyện để biết cách chăm sóc và chơi đùa cùng chú chó của cả nhà.

Why I Chose to Adopt a Dog in Vietnam During a Pandemic

Tham khảo thêm tại bài viết:

6. Xem xét quy định nơi ở

Nếu đang sống trong căn hộ chung cư, nơi có tính cộng đồng rất cao, bạn nên kiểm tra và hỏi ý kiến với ban quản lý khu nhà chung cư để biết chắc rằng mình có được phép nuôi chó không. Ngoài ra, khi nuôi chó trong chung cư, bạn tuyệt đối đừng để chó của mình chạy nhảy lung tung sang các căn hộ kế bên, điều đó sẽ rất phiền phức. Nếu là giống chó dữ, bạn cần thiết phải đeo thêm rọ mõm cho chó để tránh việc chó tấn công người khác. Đồng thời, bạn cũng nên đưa chó của bạn đến phòng khám thú y để thăm khám thường xuyên.

7. Chú ý trong nhà có người dị ứng với lông chó hay không

Nếu trong nhà có người dị ứng với lông chó, hãy chọn loại chó lông ngắn hoặc ít rụng lông như Poodles hoặc Schnauzers. Ngoài ra, bạn nên “thủ sẵn” máy hút bụi hoặc làm sạch không khí để dọn dẹp lông chó trong nhà.

8. Hãy tự tin trong quyết định của chính mình

Khi quyết định nuôi chó, xung quanh bạn sẽ có rất nhiều người bàn ra tán vào, đưa ra không ít lời khuyên về việc nên chọn con này hay bỏ con kia. Nếu bạn bỏ qua cảm xúc của bản thân, rất có thể cả nhà sẽ có 1 chú chó hoàn toàn không phù hợp. Nuôi thú cưng không phải là chuyện mua bán theo cảm tính. Bạn nên thật bình tĩnh và suy xét liệu chú chó mình chọn ban đầu có thích hợp hay không.

Adopting a Rescue Dog Tips - Bringing Home a Dog Advice

9. Đặc biệt lưu ý khi nhà có trẻ nhỏ

10 Ways for Your Kids to Connect With Animals Without Getting a Pet |  ParentMap

- Khuyến khích những tương tác tích cực và ngăn những xung đột giữa trẻ với vật nuôi. Cha mẹ có thể dắt cả hai cùng đi dạo với nhau hoặc cho chú chó ngồi bên cạnh khi bạn thay tã hay cho con bú.

- Không cho chó lại gần khi bé đang chơi, ngủ. Nên đóng cửa hoặc sử dụng một hàng rào ở cửa để ngăn chặn.

- Không bao giờ để chó và bé ở bên nhau mà không có người lớn coi sóc.

- Thưởng cho cả trẻ và cún khi chúng hành xử đúng theo đúng ý bạn.

- Hãy trò chuyện với những người hàng xóm để dặn họ trông và nhốt chó cẩn thận.

Tags : chăm sóc chó, chăm sóc chó tại nhà, chó, các giống chó, chó mèo
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Xin chào
close nav